Các nhà tài trợ Giải_bóng_đá_vô_địch_quốc_gia_Việt_Nam

Trong lịch sử V-League đã trải qua khá nhiều nhà tài trợ khác nhau và ít nhiều đều để lại những dấu ấn. Có thể kể ra những cái tên đáng chú ý nhất như Strata, Sting, Kinh Đô, Petro Vietnam Gas hay Eximbank…

Kể từ mùa giải 2000-2001, giải vô địch quốc gia V-League được gắn với tên và logo của nhà tài trợ chính và mở đầu là Công ty Tiếp thị thể thao Strata. Phía Strata đề nghị mua tên giải V-League không có ngực áo, cộng 12 biển quảng cáo trên sân với giá khoảng 400.000 USD và cả Cup quốc gia với giá 100.000 USD. Dù vậy sau hai mùa giải, Strata cũng không còn mặn mà với V-League và rút lui.

Sau Strata, V-League 2002-2003 có tên là Sting V-League. Công ty nước giải khát Pepsi tài trợ tên giải và Công ty Cổ phần Kinh Đô là nhà tài trợ chính thức. "Sting" là tên gọi một sản phẩm mới của Pepsi, sắp được tung ra thị trường Việt Nam trong thời gian đó. Dù vậy mùa giải này tiền thưởng cũng bị cắt giảm khi đội vô địch chỉ nhận được khoản tiền thưởng chỉ bằng một nửa mùa trước là 500 triệu đồng. Cái tên Sting V-League cũng chỉ tồn tại sau một mùa giải và tới mùa giải 2003-2004, Kinh Đô V-League xuất hiện. Giá trị hợp đồng tài trợ mới không được tiết lộ. Nhưng theo một số nguồn tin, Liên đoàn bóng đá Việt Nam sẽ nhận được khoảng 9 tỷ đồng từ Kinh Đô trong mùa giải này. Dù vậy lời hứa từ Kinh Đô sẽ độc quyền tài trợ cho V-League trong 3 mùa không trở thành hiện thực khi ở những mùa giải tiếp theo, V-League gắn với cái tên Number One V-LeagueEurowindow V-League.

Sự xuất hiện của tổng Công ty khí thuộc tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã giúp V-League có khoảng thời gian dài nhất gắn với tên nhà tài trợ. Tên giải đấu Petro Vietnam Gas V-League kéo dài 4 mùa giải và giúp cho giải đấu có nguồn tài chính ổn định. Đó cũng là một dấu ấn tốt đẹp trước khi Petro Vietnam Gas không còn xuất hiện và được thay thế bằng Eximbank. Từ trước tới nay, Eximbank được coi là đơn vị tài trợ chi nhiều nhất cho V-League. Đến mùa giải 2014, số tiền mà Eximbank tài trợ cho một mùa bóng của V-League đã lên tới hơn 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, trường hợp của Eximbank cũng được coi là ngoại lệ bởi gói tài trợ của đơn vị này được sự hậu thuẫn khá nhiều từ Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam Lê Hùng Dũng, người cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank và là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF. Mùa giải 2015, nhà tài trợ chính thức hiện tại cho giải đấu là Toyota. Kết thúc mùa giải 2017, Toyota nói lời chia tay sau ba năm tài trợ với số tiền 120 tỉ đồng.[21]

Sau Toyota, NutiFood với thương hiệu NutiCafe sẽ là cái tên tiếp theo gắn liền với giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V-League) trong mùa giải 2018.[22] Năm 2019, Masan với thương hiệu Wake-up 247 đã trở thành Nhà tài trợ chính giải Vô địch Quốc gia mùa bóng 2019.[23][24] Ngày 6 tháng 2 năm 2020, Tập đoàn LS Holdings ký kết hợp tác tài chính tại Giải bóng đá LS V.League 1-2020 và LS V.League 2-2020 và tập đoàn này chính thức là nhà tài trợ mùa giải 2020.[25][26]

Danh sách các nhà tài trợ

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_bóng_đá_vô_địch_quốc_gia_Việt_Nam http://www.vnleague.com/ http://www.vnleague.com/cup-quoc-gia/ http://www.vnleague.com/hang-nhat/ http://www.vnleague.com/hang-nhat/dieu-le/1867-Die... http://www.vnleague.com/vdqg-vleague/thong-bao/186... http://www.vnleague.com/vdqg-vleague/thong-bao/636... http://www.vnleague.com/vdqg-vleague/thong-bao/770... http://www.vnleague.com/vpf/cong-van/443-Cong-van-... http://www.vnleague.com/vpf/doi-tac/ http://www.psg.fr/fr/Equipe-Pro/300002/Fiche-joueu...